KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí dưới góc nhìn chuyên gia

quanly
2024/11/19 - 8:35:30

Tại Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”. Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cùng các đại biểu của các bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học, các tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp nghe và chia sẻ về thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay của Việt Nam nói chung và các thành phố lớn của đất nước.

20241411_bt-du-hn-onkk-_2.jpg
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chủ trì Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”.

Bên cạnh đó, hội nghị cũng đã trình bày nhiều kinh nghiệm thành công giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường không khí của một số nước trong khu vực, từ đó đưa ra các nhóm giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam cần tập trung triển khai trong thời gian tới.

Một số phương án, giải pháp nhằm thực hiện giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các Đô thị lớn của Việt Nam từ “gốc rễ “nguồn phát thải theo chia sẻ của Ông Phạm Hồng Lĩnh, chuyên gia Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam (EPMA)

Để thực hiện hiệu quả các giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí, chúng ta phải xây dựng một hệ thống các chính sách khuyến khích kinh tế môi trường , bằng cách hỗ trợ tài chính để thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm tại các Đô thị từ các nguồn phát thải Bụi mịn, khí độc hại thông qua các chính sách về trợ cấp, phí, ưu đãi và giá cả. Đồng thời phải có lộ trình thực hiện trong Ngắn hạn, Trung hạn và Dài hạn.

          Các giải pháp ngắn hạn: Thực hiện trong năm 2025

a) Hiện tại, để các cấp thẩm quyền Phê duyệt dự án Đầu tư Xây dựng, Giao thông, nhà máy, kinh doanh chợ, siêu thị, nhà hàng… đều phải lập Hồ sơ Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và PCCC. Trong khi PCCC có bộ Tiêu chuẩn rõ ràng, chi tiết và yêu cầu có Hồ sơ thiết kế, dự toán PCCC thì DTM chưa có , chỉ nêu Biện pháp giảm thiểu bụi, tiếng ồn, phương án vận chuyển chất thải rắn…và hầu như các biện pháp, phương án này có nội dung gần như nhau, thiếu cụ thể, chi tiết theo công nghệ và yêu cầu kỹ thuật của từng dự án. Do đó Nhà Đầu tư, Chủ Thầu thi công tại các Khu Đô thị Phải lập Hồ sơ Thiết kế-Dự toán về Giảm thiểu ô nhiểm không khí ( như PCCC) cùng với ĐTM trình các cấp thẩm quyền phê duyệt. Giải pháp này thuộc nhóm Kiểm soát và giảm thiểu bụi mịn.

b) Trong các tiêu chí Bảng điểm đánh giá Hồ sơ dự thầu với các dự án nguồn Ngân sách nhà nước có mục giảm chi phí dự thầu tư 2 -3 % giá trị gói thầu (thường gọi là chi phí tiết kiệm) để xét thầu đã được hầu hết các nhà thầutham gia đấu thầu thực hiện. Chúng tôi đề nghị cấp có thẩm quyền có thông tư yêu cầu, ưu tiên trong tiêu chuẩn xét thầu các Hồ sơ dự thầu các dự án từ các nguồn vốn thêm khoản giảm từ 1-2% chi phí gí thầu chuyển vào Quỹ bảo vệ Môi trường Không khí của Chính quyền quản lý Khu đô thị. Giải pháp này thuộc nhóm Chính sách kinh tế môi trường. 

          Các giải pháp trung hạn: Thực hiện trong giai đoạn từ 2025 – 2030.

a) Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí khu vực Lòng lề đường nội Đô. Đây là khu vực “mặt tiền” văn minh, văn hoá của Thủ đô, hiện trạng khu vực này này là vấn đề nhức nhối vì môi trường ô nhiễm không khí bởi đào bới tu sửa, xe cộ các loại đi lại đông đúc, “mạnh ai nấy đi”, hàng quán rác thải có quét dọn nhưng vẫn còn vương vãi. Với các dự án Làm mới, tu sửa Vĩa hè, lòng lề đường Hồ sơ lập, đấu thầu phải có Thiết kế-Dự toán Biện pháp thi công nêu rõ quy trình thực hiện có phương án tưới rửa bụi mịn, thời gian thực hiện vào ban đêm từ sau 10 giờ tối khi người và phương tiện tham gia giao thông không nhiều. Để khuyến khích và bù đắp thiệt hại của nhà thầu cần tài trợ 15% – 20 % chi phí thực hiện từ Quỹ Bảo vệ môi trường.

b) Rác thải từ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) từ rác thải sinh hoạt tại các bãi tập kết, các thùng rác : rác phân huỷ ngấm nước sau cơn mưa sẽ bốc mùi hôi khó chịu phát tán vào bầu không khí đô thị. Dự án “ Rác Không chạm đất” đang thực hiện hiệu quả tại Đài Loan Trung Quốc. Đề xuất nghiên cứu áp dụng và phát triển Dự án “ Rác Không chạm đất” tại các khu Đô thị Việt Nam.

c) Ô nhiễm không khí từ giao thông Nội đô: Để kiểm soát nghiêm ngặt và giảm phát thải từ các phương tiện giao thông hạng nhẹ chạy xăng đề xuất Lập và phát triển Dự án: Phương tiện cá nhân : Sử dụng Xe đạp và xe đạp, xe máy điện từng bước thay thế xe máy chạy xăng. Để khuyến khích việc thay thế các xe máy chạy xăng và khuến khích sử dụng xe đạptiêu thụ , chúng ta phải tạo ra các khoản trợ cấp Tài chính cho việc sử dụng xe đạp, xe đạp điện, loại bỏ xe máy cũ phát thải cao bằng xe máy điện. Các giải pháp này thuộc nhóm các dự án giảm thiểu Khí độc hại và cần có thời gian, lộ trình để nghiên cứu, khảo sát, lập dự án song song với tuyên truyền vận động mới đảm bảo tính khả thi của Dự án.

Hình ảnh: Ông Phạm Hồng Lĩnh, Nguyên Phó TGĐ Tổng Công ty Khí Việt Nam chia sẻ các giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí

          Các giải pháp Dài hạn: Thực hiện trong giai đoạn từ 2025 – 2050.

Các giải pháp thuộc lĩnh vực Năng lượng, Xây dựng, Giao thông : Theo Báo cáo đánh giá 20 năm Kiểm soát ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh: Tiêu thụ năng lượng thường song hành với phát thải khí nhà kính, bụi min, khí độc hại. Các phương tiện lưu thông trên đường hình thành phần lớn nhất của các nguồn phát thải di động; bụi xây dựng và bụi giao thông đóng góp như nhau trong số các nguồn bụi phóng; các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) từ công nghiệp hóa dầu, ô tô và in ấn chiếm vị trí hàng đầu trong các nguồn phát thải công nghiệp; phát thải từ sử dụng dung môi chiếm 40% nguồn phát thải phi tập trung từ khu vực dân cư.

Các Tập đoàn Nhà nước, Tư nhân ở Việt Nam là chủ đầu tư, vận hành các siêu dự án cung cấp, tiêu thụ năng lượng, xây dựng khu Đô thị thuộc 3 lĩnh vực này. Họ phải có trách nhiệm  đưa ra các giải pháp trích lợi nhuận từ thực hiện Đầu tư, vận hành kinh doanh cho Quỹ Bảo vệ môi trường tạo nguồn lực Tài chính đủ mạnh để thực hiện Kế hoạch Kiểm soát Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường Không khí tại các khu Đô thị. Đề xuất này thuộc nhóm Hệ thống các chính sách kinh tế môi trường.

Comments