“Bắt đầu từ năm 2022 trở lại đây, chúng ta đã được thấy, được nghe trên truyền thông các tin, bài về tín chỉ Các-bon. Từ các quyết định 01/2022/QĐ-TTg: danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê kính nhà kính (KNK) tới Nghị định 06/2022/NĐ-CP: quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn là những văn bản pháp luật định hướng rất rõ dàng cho việc hình thành một thị trường các-bon đầy sối động ở Việt Nam cũng như hòa chung vào dòng chảy hội nhập quốc tế. Các cơ chế thuế các-bon như cơ chế CBAM của châu Âu và tới đây là nhiều quốc gia phát triển nữa sẽ nghiên cứu áp dụng là rào cản thương mại trong tương lai, là thác thức cũng như cơ hội cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy hải của Việt Nam.
Vậy tín chỉ các-bon là gì?
Căn cứ theo khoản 35 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau: “Tín chỉ các-bon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí các-bon dioxide (CO2) hoặc một tấn khí các-bon dioxide (CO2) tương đương”.
Tín chỉ các-bon là thuật ngữ chung cho tín chỉ có thể kinh doanh hoặc giấy phép đại diện cho 1 tấn các-bon dioxide (CO2) hoặc khối lượng của một khí nhà kính khác tương đương với quyền phát thải 1 tấn CO2 (tCO2e). Việc mua bán sự phát thải khí CO2 hay mua bán các-bon trên thị trường được thực hiện thông qua tín chỉ.
Thị trường các-bon là gì?
Thị trường các-bon
Lội ngược dòng thời gian, thuật ngữ thị trường các-bon bắt nguồn từ Nghị định định thư Kyoto 1977 của Công ước Khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, đây được xem như là một trong những nền móng rất quan trọng của thị trường các-bon. Theo Điều 17 Nghị định thư Kyoto 1997 thì thị trường các-bon được hiểu là các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu đã cam kết. Từ đó, trên thế giới xuất hiện một loại hàng hóa mới được tạo ra dưới dạng chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính. Do các-bon (CO2) là khí nhà kính quy đổi tương đương của mọi khí nhà kính nên các giao dịch được gọi chung là mua bán, trao đổi các-bon, hình thành nên thị trường các-bon hay thị trường tín chỉ các-bon.
Sau Nghị định thư Kyoto, thị trường các-bon đã phát triển mạnh tại các quốc gia châu Âu, châu Mỹ và cả châu Á. Có hai loại thị trường chính là:
Thị trường các-bon ở Việt nam
Hiện nay trên thế giới có 58 quốc gia phát triển thị trường các-bon, 27 quốc gia áp dụng thuế các-bon và một số quốc gia áp dụng cả hai. Để phát triển thị trường các-bon ở nước ta cần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon và cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ. Xác định tổng hạn ngạch phát thải và phân bổ cho các lĩnh vực, doanh nghiệp và xác định các lĩnh vực, dự án tiềm năng.
Theo Điều 139 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định tổ chức và phát triển thị trường các-bon Việt Nam sẽ phát triển thị trường các-bon trong giai đoạn tới theo hai dạng: cơ chế tín chỉ và cơ chế hạn ngạch. Các tổ chức, cá nhân có thể tham gia mua bán, trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon vào thị trường trong nước. Bộ Tài chính phối hợp cùng các bộ liên quan để sớm đưa vào vận hành sàn giao dịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường phân bổ hạn ngạch phát thải cho các doanh nghiệp.
“Điều 139. Tổ chức và phát triển thị trường các-bon
Vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ các-bon kể từ năm 2025?
Ngày 07/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Nghị định này có quy định cụ thể về lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường các-bon trong nước. Trong đó, giai đoạn đến hết năm 2027 sẽ: Xây dựng quy định quản lý tín chỉ các-bon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon; Triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ các-bon kể từ năm 2025; Triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường các-bon.
Giai đoạn từ năm 2028, sẽ: Tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon chính thức trong năm 2028; Quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ các-bon trong nước với thị trường các-bon khu vực và thế giới.
Tổ chức nào được tham gia thị trường cacbon trong nước?
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định các đối tượng tham gia thị trường các-bon trong nước bao gồm:
Thị trường các-bon: công cụ tài chính mới
Song song với tốc độ phát triển kinh tế, tỷ lệ phát thải khí nhà kính của Việt Nam cũng gia tăng đáng kể. Theo Báo cáo kiểm kê khí nhà kính quốc gia mới nhất do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện năm 2016, tổng lượng khí thải cả nước là 316 triệu tấn CO2 tương đương. Theo kịch bản phát triển thông thường, dự kiến con số này sẽ tăng lên 928 triệu tấn vào năm 2030, và 1,5 tỷ tấn CO2 tương đương vào năm 2050. So các nước trong khu vực Đông Nam Á, cường độ phát thải trên một đơn vị GDP của Việt Nam khá cao, khoảng 0,35 kg CO2e/1USD.
Hiện nay, Việt Nam đã gián tiếp đánh thuế các-bon qua Thuế bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Tổ chức Sáng kiến về Chuyển dịch năng lượng Việt Nam (VIETSE), mức thuế này chưa thật sự phản ánh bản chất của định giá các-bon, nếu tính trên đơn vị khí nhà kính khi thuế suất cho xăng dầu (32-76 USD/tấn CO2) cao hơn nhiều so than (0,22-0,42 USD/tấn CO2 phát thải).
Để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 và đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 như cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), định giá các-bon (bao gồm thuế các-bon và thị trường các-bon) được xem là công cụ hữu hiệu và khả thi đối với Việt Nam.
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), các cơ chế định giá các-bon đang được áp dụng tại 46 quốc gia và 36 vùng lãnh thổ, chiếm 11,83 tỷ tấn CO2 (khoảng 23,11% tổng lượng khí thải nhà kính toàn cầu).
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, cả hai công cụ: thuế các-bon và thị trường các-bon đều có thể được áp dụng song song một cách linh hoạt để tối ưu hóa việc cắt giảm phát thải. Song, vì đạt được kết quả giảm phát thải một cách chắc chắn hơn và cho phép các doanh nghiệp được linh hoạt, chủ động trong lựa chọn biện pháp tuân thủ hạn ngạch phát thải, từ đó mang lại hiệu quả về chi phí trong cắt giảm phát thải, mà thị trường các-bon ngày càng trở nên phổ biến.
TS Trương An Hà – chuyên gia VIETSE nhận định: “Với việc xây dựng và vận hành thị trường các-bon trong nước, Việt Nam sẽ nắm bắt được những cơ hội trong việc giảm phát thải các-bon một cách hiệu quả, tăng khả năng tương thích với các cơ chế định giá các-bon quốc tế, tạo cơ hội liên kết với thị trường các-bon trên thế giới và trong khu vực, cũng như tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Hơn nữa, thị trường các-bon còn là cơ chế tạo nguồn lực để thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ phát thải thấp, hướng đến nền kinh tế trung hòa các-bon”.
Nhu cầu mua – bán tín chỉ các-bon
Tại Việt Nam, ước tính có thể bán ra 57 triệu tín chỉ các-bon cho các tổ chức quốc tế và nếu tính theo giá 5 USD/tín chỉ và có thể thu về hàng trăm triệu USD mỗi năm. Đó là những con số rất ấn tượng hứa hẹn là nguồn tài nguyên mới. Đặc biệt, theo các chuyên gia, phía sau những trị số đó nếu chúng ta biết khai thác hiệu quả sẽ có nguồn kinh phí lớn để nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, đồng thời, góp phần không nhỏ bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam.
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, năm 2025 sẽ là năm bản lề thực hiện thí điểm thương mại tín chỉ các-bon và sàn tín chỉ các-bon bắt buộc của Việt Nam dự kiến bắt đầu được triển khai vào cuối năm 2027. Hiện tại, về các hoạt động mua bán các-bon tự nguyện tại Việt Nam mức độ mua bán diễn ra khá cầm chừng so với thị trường quốc tế. Nguyên nhân chính do chính sách và nguồn lực của Việt Nam chưa sẵn sàng.
Theo các dự báo quốc tế, đến năm 2030, cùng với các cam kết giảm phát thải, lượng dầu và nhiên liệu hóa thạch có lẽ giảm rất nhanh do hạn chế cả về nguồn cung, nguồn cầu và các cam kết chính sách. Điều này sẽ tạo sức ép rất lớn cho các nền kinh tế trên toàn cầu. Việt Nam không nằm ngoài xu thế tất yếu này. Sức ép này rất mạnh và liên tục trong hàng chục năm tới. Giai đoạn 2035 – 2050, khi thế giới đã dần “thích nghi” với các nguồn năng lượng thay thế, áp lực có thể giảm dần nhưng vẫn phải hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Ít ai biết rừng không chỉ giúp hấp thụ CO2 mà còn tạo mây bao phủ làm mát khí hậu Việt Nam là một trong số các nước có rừng hấp thụ CO2 nhiều hơn lượng thải ra.
Với các quốc gia là thành viên của Thỏa thuận Paris, trong đó Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ đạt mục tiêu Net Zero, thì một trong những công cụ, giải pháp thực hiện đó là phát triển thị trường các-bon. Thị trường sẽ là nơi điều tiết với cơ chế “thuận mua, vừa bán” giữa các tổ chức, doanh nghiệp, bên trung gian làm cầu nối để trung hòa các-bon theo hạn ngạch phân bổ (dự kiến cuối năm 2025 sẽ phân bổ hạn ngạch phát thải cho các cơ sở, đơn vị trọng điểm phải kiểm kê khí nhà kính). Giá các-bon trên thị trường sẽ phản ánh quy luật cung cầu và sẽ tăng đến giá trị mà bên cơ sở phát thải cao (bên mua) phải cân nhắc chuyển đổi công nghệ của mình để giảm phụ thuộc vào việc mua tín chỉ các-bon bù đắp hay chấp nhận đóng một khoản tiền phạt cho việc phát thải quá hạn ngạch của mình.
Kiểm kê khí và phân bổ hạn nghạch phát thải
Kiểm kê khí nhà kính là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Theo quy định tại Điều 91, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, các khí nhà kính chính là các-bon dioxide (CO2), methane (CH4) và nitrous oxide (N2O). Các khí có hàm lượng thấp nhưng có tiềm năng cao gây hiệu ứng nhà kính là hydrofluorocác-bons (HFCS), perfluorocác-bons (PFCS), sulphur hexafluoride (SF6) và nitrogen, trifluoride (NF3).Kiểm kê khí nhà kính là một trong những nội dung giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Đối tượng phải thực hiện kiểm kê: có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
1) Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;
2) Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
3) Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
4) Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.
Lộ trình kiểm kê và báo cáo giảm nhẹ khí nhà kính
Phân bổ hạn ngạch phát thải cho cơ sở sẽ được căn cứ dựa trên “Tổng hạn ngạch”, “Mục tiêu giảm phát thải của quốc gia” và “Kết quả kiểm kê giảm phát thải của cơ sở”. Đây được xem là công cụ hữu ích để Việt Nam và các quốc gia trên thế giới tạo sân chơi công bằng và phát triển bền vững, giúp thế giới duy trì nhiệt độ tăng không quá 2 độ C vào cuối thế kỷ này.
Theo khoản 33 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:“Hạn ngạch phát thải khí nhà kính là lượng khí nhà kính của quốc gia, tổ chức, cá nhân được phép phát thải trong một khoảng thời gian xác định, được tính theo tấn khí các-bon dioxide (CO2) hoặc tấn khí các-bon dioxide (CO2) tương đương”.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền xác nhận hạn ngạch phát thải khí nhà kính được giao dịch trên sàn của thị trường các-bon trong nước.”
Tác giả: PHẠM VIỆT BIÊN CƯƠNG
Giám đốc Trung tâm bảo vệ môi trường và ứng phó biển đổi khí hậu (CEPVN)
Chuyên gia cao cấp Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư dự án Xanh GB (XANH GB)