Tin trong nước

Cần thực hiện giải quyết gốc rễ ô nhiễm không khí từ nguồn phát thải

quanly
2024/11/18 - 3:45:01

Theo TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch mạng lưới không khí sạch Việt Nam, vấn đề quản lý chất lượng không khí, kiểm soát các nguồn thải đã được đặt ra từ Luật Bảo vệ Môi trường ( BVMT) năm 1993 và liên tục được bổ sung cập nhật vào các năm 2005, 2014 và gần đây nhất là Luật BVMT 2024 với các quy định về đánh giá tác động môi trường (ĐTM), tiêu chuẩn/quy chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh, quy chuẩn phát thải, quan trắc định kỳ/tự động, kế hoạch bảo vệ môi trường, giấy phép môi trường, thanh tra kiểm trav.v… Về tổ chức, ngày càng hoàn thiện với các cơ quan bảo vệ môi trường từ cấp trung ương tới tỉnh, quận huyện. Nhiều vấn đề đã được phát hiện ra, nhiều biện pháp cùng các ngành giải quyết nhằm phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm không khí đối với các nguồn thải.

Hình ảnh: TS. Hoàng Dương Tùng – Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam chia sẻ tại Hội nghị Thúc đẩy các giải pháp cải thiện ô nhiễm không khí tại đô thị

Tuy nhiên chất lượng không khí đặc biệt tại một số đô thị lớn ngày càng suy giảm, nhiều ngày trong năm có nồng độ PM2.5 gấp nhiều lần quy chuẩn cho phép, đặc biệt là các đô thị ở phía Bắc vào những tháng mùa đông. Ngoài 4 mùa Xuân-Hạ-Thu -Đông, người ta đã nói đến “mùa ô nhiễm”.

Rõ ràng là chúng ta kiểm soát các nguồn ô nhiễm ngày chưa tốt. Ô nhiễm môi trường nói chung và không khí nói riêng dường như vẫn là việc riêng của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) ở cấp TW, ở địa phương thì cùng lắm là cấp tỉnh chứ không phải việc của quận/huyện ? Vậy làm thế nào để cải thiện chất lượng môi trường không khí ? tiếp tục làm như cũ hay có cách gì mới để phát hiện và tháo gỡ “điểm nghẽn” để giải quyết một cách hiệu quả, một mặt quản lý chặt chẽ mặt khác tạo môi trường thuận lợi cho kiến tạo phát triển.

Một số bối cảnh trong thời gian tới cần được chú ý:

  1. Kinh tế phát triển Việt Nam cất cánh, sẽ có nhiều ngành công nghiệp mới phát triển, nhiều chất ô nhiễm mới xuất hiện. Các công nghệ xử lý khí thải ngày càng hiệu quả.
  2. Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là con đường phải đi của Việt nam. Hậu kiểm thay vì tiền kiểm trong quản lý để tăng cường trách nhiệm của các bên liên quan.
  3. Yêu cầu phân cấp, phân quyền đòi hỏi phải hoàn thiện khung pháp lý với đầy đủ các quy định hướng dẫn cụ thể.

Sau đây là một số ý kiến dựa trên thực tiễn triển khai Luật BVMT tại Việt nam và kinh nghiệm quản lý một số nước như Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc và một số nước khác:

  1. Các biện pháp kiểm soát các nguồn thải

Tư duy cơ bản phải là dứt khoát chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm dựa trên nền tảng số (cơ sở khoa học) với hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu, phân tích xử lý số liệu với các công cụ AI nhằm cảnh báo phát hiện vấn đề nhanh chóng kịp thời, cụ thể, huy động sự tham gia của các bộ (ô nhiễm môi trường không khí không thể chỉ là trách nhiệm của Bộ TNMT), các cấp từ TW đến xã, quận/huyện tỉnh tại các địa phương, của các nhà khoa học và cộng đồng.

  1. Đối với nguồn điểm (point sources):
  • Theo Luật BVMT 2020 giấy phép môi trường (GPMT) là công cụ chính để quản lý, cần phân biệt rõ nội hàm ĐTM và GPMT, tạo “luồng xanh” trong GPMT, đơn giản thủ tục hành chính trong xin GPMT. Bổ sung các hướng dẫn kỹ thuật kiểm soát khí thải cụ thể (liên quan đến ĐTM, GPMT, một số yêu cầu quy định kỹ thuật vận hành đặc biệt, quan trắc tự động, xử lý số liệu, cảnh báo, thông tin báo cáo, công khai thông tin…), trước mắt đối với một số ngành phát thải lớn ví dụ như nhiệt điện, xi măng, sắt thép, hóa chất và đốt rác. Trung Quốc có hàng trăm hướng dẫn kỹ thuật tiêu chuẩn phát thải cụ thể cho một số ngành phát thải lớn (ví dụ đối với nhà máy đốt rác phát điện có 5 hướng dẫn kỹ thuật. EU có các 2 loại GPMT “theo quy tắc chung” (biding rules) và riêng (bespoke). Trung Quốc có 2 loại giấy phép đơn giản và tích hợp.
  • Thắt chặt quy chuẩn phát thải
  • Kiểm kê phát thải: đối với một số ngành phát thải lớn. Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ phát thải các cơ sở sản xuất bao gồm các lò hơi công nghiệp, các nhà máy đốt rác phát điện …) – xây dựng nền tảng số.
  • Tăng cường xử lý số liệu quan trắc tự động khí thải.
  • Công khai số liệu DTM, giấy phép môi trường, số liệu quan trắc
  • Thanh kiểm tra các làng tái chế
  • Chú ý các cơ sở mới, VOC
  1. Đối với các nguồn di động-phương tiện giao thông (ngành giao thông vận tải và các địa phương)
  • Kiểm soát khí thải xe máy
  • Phát triển giao thông công cộng, giao thông xanh. Chuyển đổi sang xe buýt điện. Khuyến khích sử dụng xe điện
  • Hạn chế xe xăng dầu (quota biển số, thuế, phí chước bạ ..)
  • Vùng phát thải thấp
  • Xây dựng hạ tầng khuyến khích đi bộ, đi xe đạp
  1. Đối với xây dựng
  • Tăng cường giám sát các công trình, công trường lắp camera giám sát, thiết bị đo tiếng ồn, độ rung truyền dữ liệu online về Sở TNMT, Sở Xây dựng
  1. Đối với nông nghiệp (ngành nông nghiệp)
  • Kiểm kê phát thải NH3 từ các cơ sở chăn nuôi, trồng trọt
  • Kiểm soát chặt chẽ phát thải NH3 từ các cơ sở xin giấy phép môi trường
  1. Đối với đốt hở (ngành nông nghiệp và các địa phương)
  • Có các chính sách khuyến khích nông dân không đốt rơm rạ sau thu hoạch, tạo thị trường cho rơm rạ
  • Thúc đẩy thu gom rác
  1. Tăng cường sử dụng hiệu quả các trạm quan trắc chất lượng không khí xung quanh
  2. Các địa phương/thành phố chú ý đầu tư và sử dụng hiệu quả số liệu các trạm quan trắc không khí tự động xung quanh.
  3. Đề nghị có cơ chế tài chính phù hợp để duy trì vận hành tốt các trạm quan trắc tự động liên tục, tránh lãng phí.
  4. Các địa phương công khai chất lượng không khí xung quanh, công bố chỉ số AQI
  5. Nghiên cứu sử dụng sensor chi phí thấp (low cost sensors), công nghệ vệ tinh trong quan trắc môi trường xung quanh để phát hiện các điểm nóng, dầy thêm mạng lưới quan trắc thông báo cho người dân. Tại Bắc Kinh, từ 2017 đã lắp đặt hơn 1000 LCS.
  • Tăng cường năng lực cán bộ
  1. Tăng cường cán bộ quản lý không khí
  2. Tổ chức đào tạo, tập huấn thường xuyên về quản lý chất lượng không khí, kiểm soát khí bụi thải thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn hình thức online, trực tiếp…
  3. Tăng cường sử dụng chất xám của các trường đại học, các viện nghiên cứu
  4. Mạnh dạn sử dụng chất xám của các trường đại học, các viện nghiên cứu trong việc xây dựng và cập nhật quy chuẩn, tiêu chuẩn, xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cán bộ, xử lý số liệu, nghiên cứu khoa học. Tại Trung Quốc, Bộ Môi trường và sinh thái giao rất nhiều việc cho Trường Đại học Thanh Hoa.

Đối với Hà Nội

Vấn đề cơ bản là nhận thức và sự quyết tâm giải quyết ô nhiễm không khí của các cấp. Một số ý kiến cụ thể:

  1. Tiến hành kiểm kê phát thải. Xây dựng cơ sở dữ liệu các cơ sở sản xuất sản xuất công nghiệp tại trong và ngoài khu công nghiệp, các làng tái chế chia sẻ giữa thành phố và các quận huyện để thành phố, quận huyện biết ô nhiễm từ ngành nào, ở đâu tại quận huyện xã nào để xác định vấn đề cụ thể của từng địa bàn cụ thể\

Cần thống kê, kiểm kê các lò hơi dùng than để đốt, yêu cầu chuyển đổi nhiên liệu (như đã làm với Bát tràng)

Các làng tái chế: học tập kinh nghiệp Bắc Ninh để từng bước giải quyết vấn đề ô nhiễm từ các làng tái chế giấy, kim loại nhựa.

  1. Nguồn di động:
  • Kiểm soát khí thải xe máy
  • Giao thông xanh: xe buýt chạy điện Ebus, giao thông công cộng
  • Quota xe ô tô, xe máy chạy nhiên liệu hóa thạch
  • Xe tải, xe buýt: tạo các hub cho oto tải, sau đó dùng xe điện phân phối tới các điểm trong thành phố (Kinh nghiệm của Bordaux Pháp)
  • Vùng phát thải thấp LEZ
  1. Kiểm soát khí thải trong các hoạt động nông nghiệp: chăn nuôi, trồng trọt, đốt rơm rạ sau thu hoạch
  2. Tăng cường số lượng chất lượng cho cán bộ quản lý không khí. Đào tạo tập huấn cho các cán bộ cấp sở, quận huyện
  3. Hệ thống quan trắc xung quanh: phục vụ quản lý môi trường (hiện trạng và dự báo) và cung cấp thông tin cho người
  • Đầu tư và vận hành tốt khoảng 10 trạm quan trắc tự động không khí xung quanh (theo tính toán sơ bộ khoảng 17 tỉ/năm bao gồm cả đầu tư, duy trì vận hành), cung cấp thường xuyên AQI, công khai số liệu quan trắc
  • Xây dựng hệ thống dự báo chất lượng không khí
  • Sử dụng LCS để phát hiện các điểm hotspot.
  • Xây dựng hệ dự báo (AI, học máy, ….)
  1. Tăng cường phối hợp với các chuyên gia tại các trường, viện nghiên cứu
  2. Vùng Thủ đô: kết hợp với các tỉnh khác (Hà Nam, Ninh Bình, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc ): ô nhiễm xuyên địa phương
  3. Xây dựng một số cơ chế đặc thù về tài chính cho BVMT theo Luật Thủ đô

Ông Phạm Hồng Lĩnh, Nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Khí Việt Nam, Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường đề xuất giải pháp cần giải quyết “gốc rễ từ nguồn phát thải”:

Hình ảnh: Ông Phạm Hồng Lĩnh, Hiệp hội nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam EPMA hiến kế giảm thiểu ô nhiễm không khí

Để thực hiện hiệu quả các giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí, chúng ta phải xây dựng một hệ thống các chính sách khuyến khích kinh tế môi trường , bằng cách hỗ trợ tài chính để thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm tại các Đô thị từ các nguồn phát thải Bụi mịn, khí độc hại thông qua các chính sách về trợ cấp, phí, ưu đãi và giá cả. Đồng thời phải có lộ trình thực hiện trong Ngắn hạn, Trung hạn.

          Các giải pháp ngắn hạn: Thực hiện trong năm 2025

1. Hiện tại, để các cấp thẩm quyền Phê duyệt dự án Đầu tư Xây dựng, Giao thông, nhà máy, kinh doanh chợ, siêu thị, nhà hàng… đều phải lập Hồ sơ Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và PCCC. Trong khi PCCC có bộ Tiêu chuẩn rõ ràng, chi tiết và yêu cầu có Hồ sơ thiết kế, dự toán PCCC thì DTM chưa có , chỉ nêu Biện pháp giảm thiểu bụi, tiếng ồn, phương án vận chuyển chất thải rắn…và hầu như các biện pháp, phương án này có nội dung gần như nhau, thiếu cụ thể, chi tiết theo công nghệ và yêu cầu kỹ thuật của từng dự án. Do đó Nhà Đầu tư, Chủ Thầu thi công tại các Khu Đô thị Phải lập Hồ sơ Thiết kế-Dự toán về Giảm thiểu ô nhiểm không khí ( như PCCC) cùng với ĐTM trình các cấp thẩm quyền phê duyệt. Giải pháp này thuộc nhóm Kiểm soát và giảm thiểu bụi mịn.

2. Trong các tiêu chí Bảng điểm đánh giá Hồ sơ dự thầu với các dự án nguồn Ngân sách nhà nước có mục giảm chi phí dự thầu tư 2 -3 % giá trị gói thầu (thường gọi là chi phí tiết kiệm) để xét thầu đã được hầu hết các nhà thầutham gia đấu thầu thực hiện. Chúng tôi đề nghị cấp có thẩm quyền có thông tư yêu cầu, ưu tiên trong tiêu chuẩn xét thầu các Hồ sơ dự thầu các dự án từ các nguồn vốn thêm khoản giảm từ 1-2% chi phí gí thầu chuyển vào Quỹ bảo vệ Môi trường Không khí của Chính quyền quản lý Khu đô thị. Giải pháp này thuộc nhóm Chính sách kinh tế môi trường. 

          Các giải pháp trung hạn: Thực hiện trong giai đoạn từ 2025 – 2030.

1.Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí khu vực Lòng lề đường nội Đô. Đây là khu vực “mặt tiền” văn minh, văn hoá của Thủ đô, hiện trạng khu vực này này là vấn đề nhức nhối vì môi trường ô nhiễm không khí bởi đào bới tu sửa, xe cộ các loại đi lại đông đúc, “mạnh ai nấy đi”, hàng quán rác thải có quét dọn nhưng vẫn còn vương vãi. Với các dự án Làm mới, tu sửa Vĩa hè, lòng lề đường Hồ sơ lập, đấu thầu phải có Thiết kế-Dự toán Biện pháp thi công nêu rõ quy trình thực hiện có phương án tưới rửa bụi mịn, thời gian thực hiện vào ban đêm từ sau 10 giờ tối khi người và phương tiện tham gia giao thông không nhiều. Để khuyến khích và bù đắp thiệt hại của nhà thầu cần tài trợ 15% – 20 % chi phí thực hiện từ Quỹ Bảo vệ môi trường.

2. Rác thải từ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) từ rác thải sinh hoạt tại các bãi tập kết, các thùng rác : rác phân huỷ ngấm nước sau cơn mưa sẽ bốc mùi hôi khó chịu phát tán vào bầu không khí đô thị. Dự án “ Rác Không chạm đất” đang thực hiện hiệu quả tại Đài Loan Trung QuốcĐề xuất nghiên cứu áp dụng và phát triển Dự án “ Rác Không chạm đất” tại các khu Đô thị Việt Nam.

3. Ô nhiễm không khí từ giao thông Nội đô: Để kiểm soát nghiêm ngặt và giảm phát thải từ các phương tiện giao thông hạng nhẹ chạy xăng đề xuất Lập và phát triển Dự án: Phương tiện cá nhân : Sử dụng Xe đạp và xe đạp, xe máy điện từng bước thay thế xe máy chạy xăng. Để khuyến khích việc thay thế các xe máy chạy xăng và khuến khích sử dụng xe đạptiêu thụ , chúng ta phải tạo ra các khoản trợ cấp Tài chính cho việc sử dụng xe đạp, xe đạp điện, loại bỏ xe máy cũ phát thải cao bằng xe máy điện. Các giải pháp này thuộc nhóm các dự án giảm thiểu Khí độc hại và cần có thời gian, lộ trình để nghiên cứu, khảo sát, lập dự án song song với tuyên truyền vận động mới đảm bảo tính khả thi của Dự án.

Các giải pháp Dài hạn: Thực hiện trong giai đoạn từ 2025 – 2050.

Các giải pháp thuộc lĩnh vực Năng lượng, Xây dựng, Giao thông : Theo Báo cáo đánh giá 20 năm Kiểm soát ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh: Tiêu thụ năng lượng thường song hành với phát thải khí nhà kính, bụi min, khí độc hại. Các phương tiện lưu thông trên đường hình thành phần lớn nhất của các nguồn phát thải di động; bụi xây dựng và bụi giao thông đóng góp như nhau trong số các nguồn bụi phóng; các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) từ công nghiệp hóa dầu, ô tô và in ấn chiếm vị trí hàng đầu trong các nguồn phát thải công nghiệp; phát thải từ sử dụng dung môi chiếm 40% nguồn phát thải phi tập trung từ khu vực dân cư.

Các Tập đoàn Nhà nước, Tư nhân ở Việt Nam là chủ đầu tư, vận hành các siêu dự án cung cấp, tiêu thụ năng lượng, xây dựng khu Đô thị thuộc 3 lĩnh vực này. Họ phải có trách nhiệm  đưa ra các giải pháp trích lợi nhuận từ thực hiện Đầu tư, vận hành kinh doanh cho Quỹ Bảo vệ môi trường tạo nguồn lực Tài chính đủ mạnh để thực hiện Kế hoạch Kiểm soát Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường Không khí tại các khu Đô thị. Đề xuất này thuộc nhóm Hệ thống các chính sách kinh tế môi trường.

Comments